Các tin tức thị trường mới nhất thị trường nhiều khuyến mại ảo

Tùy vào mức độ “hào phóng” của doanh nghiệp sản xuất mà các sản phẩm khuyến mãi cũng có giá trị lớn nhỏ khác nhau. Thường thì sản phẩm khuyến mãi nhiều nhất vẫn là các hãng sữa, căn cứ vào số lượng mua sẽ kèm theo các sản phẩm khuyến mãi có giá trị như: xe đạp, nồi cơm điện, ly, chén…

Được quảng cáo là giảm giá tới 30, 40% kèm chương trình khuyến mại "khủng" nhưng nhiều mẫu TV trong siêu thị điện máy vẫn có giá cao hơn cửa hàng ngoài.

Anh Hoàng Nguyên (Thanh Xuân, Hà Nội) tranh thủ những ngày cuối năm có khoản tiền Tết sắm cho gia đình chiếc TV mới. Sau một vòng tham khảo online và ra trực tiếp siêu thị điện máy, anh quyết định chọn mẫu LG 49UF680T đời mới. Tuy nhiên, giá sản phẩm này giữa các nơi bán lại rất khác nhau.



Theo thông tin thị trường hàng khuyến mãi dip Tết là mùa sôi động nhất trong năm, với các chương trình khuyến mại "khủng" được nhiều siêu thị điện máy đưa ra. Ảnh minh họa.

Cụ thể, khảo sát trực tiếp tại một hệ thống điện máy lớn ở Hà Nội, model của LG được đề giá 19,9 triệu đồng, đã giảm hơn 3 triệu so với niêm yết của hãng là 23 triệu đồng. Mức giá 19,9 triệu đồng cũng được hai trung tâm điện máy có tiếng khác đưa ra, kèm thêm khuyến mại chăn hè, trả góp lãi suất 0% trong 6 tháng đầu.

Đến một cửa hàng bán lẻ trên phố Hai Bà Trưng (Hà Nội), cùng mẫu TV trên nhưng giá bán chỉ là 15,3 triệu đồng. Anh Nguyên cho biết: "Cửa hàng này đều có hóa đơn bảo hành chính hãng, TV nguyên đai nguyên thùng, miễn phí công lắp đặt và vận chuyển trong bán kính 10 km. Khi hỏi về quà tặng, chủ cửa hàng nói phải trả thêm 200.000 đồng cho chiếc chăn".

Tương tự với trường hợp của anh Nguyên, gia đình anh Quang Huy (Từ Liêm, Hà Nội) cũng quyết định mua TV ở một cửa hàng nhỏ thay vì chọn siêu thị điện máy. "Chiếc Sony 40R550C ở ngoài bán 8,3 triệu đồng mà vào trung tâm mua sắm thì đắt hơn 1 triệu. Đó là siêu thị nói đã giảm 28% cho dịp Tết này rồi, còn mấy đồ khuyến mại mình có nhu cầu dùng thật sự đâu", anh Huy kể.

Cuối năm là mùa mua sắm cao điểm của người dân, cũng là dịp để các siêu thị điện máy, đặc biệt là thị trường TV "gỡ gạc" cho những tháng kinh doanh trầm lắng. Nhằm kích cầu, hầu hết các trung tâm đều tung khuyến mại, giảm giá sốc, song phần lớn chương trình không mang lại giá trị thực sự cho người tiêu dùng.

Thực tế, sức mua chung những năm gần đây giảm sút, hàng điện máy tồn kho tương đối nhiều, trong khi đó mẫu mới thì liên tục phát hành nên đồ điện tử sẽ nhanh lỗi mốt, không riêng gì TV. Việc giảm giá là so với mức niêm yết của nhà sản xuất, song hầu hết các bên đều bán thấp hơn. Các cửa hàng lẻ do không tốn nhiều chi phí mặt bằng, nhân viên, tiếp thị... nên thường bán rẻ so với siêu thị từ vài trăm nghìn cho đến cả triệu đồng.

"Chiêu bài" của siêu thị điện máy là so sánh với giá công bố của hãng, nên giá bán thực tế lúc nào cũng thấp hơn, TV đời càng cũ thì được quảng cáo là giảm giá càng nhiều. Thậm chí, có những trung tâm điện máy còn nâng giá trước khi giảm, "đánh lừa: tâm lý khách hàng. Trong khi đó, trước sức ép của thị trường, giá bán những mẫu TV này đều được cửa hàng bán lẻ, cửa hàng quy mô nhỏ điều chỉnh liên tục.

Chia sẻ kinh nghiệm, ông Tuấn Anh, một người chơi đồ điện tử lâu năm, cho biết người dùng cần tỉnh táo giữa "ma trận" khuyến mại mà các siêu thị điện máy đưa ra. "Nhiều trung tâm quảng cáo là tặng kèm bếp nướng, máy xay sinh tố, quạt... trị giá nhiều triệu đồng để hút khách. Thực chất đây là hình thức xả hàng tồn kho, bán hàng kèm theo chứ không phải tặng. Trong khi đó, nhiều người lấy quà khuyến mại về nhưng không có nhu cầu sử dụng, hoặc đồ khuyến mại dùng không ưng ý".

TV cũng như nhiều mặt hàng điện tử, nếu có đầy đủ hóa đơn bán hàng và giấy bảo hành chính hãng thì được hưởng chính sách hậu mãi giống nhau, dù người dùng mua ở siêu thị điện máy hay cửa hàng ngoài. Song ông Tuấn Anh lưu ý: "Dù mua hàng ở đâu, người dùng cũng cần kiểm tra và yêu cầu kích hoạt bảo hành, tránh gặp phải những sản phẩm trưng bày bán như đồ mới, đặc biệt vào dịp cuối năm khó kiểm soát chất lượng".

View more random threads: