Berjaya là một trong những doanh nghiệp có con số đầu tư dự án "khủng" nhất tại Việt Nam. Và tập đoàn này được kỳ vọng là doanh nghiệp FDI lớn, nhưng tính tới thời điểm này hơn chục năm hoạt động, tập đoàn Berjaya vẫn chưa chứng minh được năng lực của mình. Với cách chốt sale bất động sản doanh nghiệp gần như bán ra gần hết sản phẩm.


Phân khúc bất động sản Việt Nam, Berjaya không phải là cái tên lạ. Đến nay, tập đoàn Berjaya đã đầu tư 9 dự án lớn tại Việt Nam, trong đó có nha dat gia re rất được nhiều người ưa chuộng. Trước đó, từ năm 2006 đến tháng 2/2007, Berjaya đã chính thức trở thành tập đoàn Malaysia đầu tiên nhận được giấy phép đầu tư và phát triển về bất động sản tại Việt Nam.

Những nguyên nhân dẫn đến sự khó khăn của Công ty Berjaya Land Berhad Việt Nam là thủ tục hành chính khó khăn và quan trọng nhất là Berjaya đã không đánh giá đúng tình hình thị trường bất động sản Việt Nam. Thời điểm bong bóng bất động sản của Việt Nam nói chung và Tp.HCM nói riêng “phình” quá to và quá nóng, những dự án trung tâm thương mại, căn hộ cho thuê... được các chủ đầu tư ồ ạt rót tiền. Khi thị trường “đóng băng”, khiến những dự án đó, trong đó có các dự án của Berjaya Land Berhad không bán được.

Nói đến dự án tiêu biểu của Berjaya có thể kể đến như: căn hộ sonata residences dự án này tập đoàn Berjaya liên doanh với đối tác trong nước là Công ty Cổ Phần Đầu tư và phát triển nhà số 12 Hà Nội), dự án Trung tâm Tài chính Việt Nam (VFC) tại TP.HCM, Dự án khu đô thị Đại học Quốc tế (VIUT) tại TP.HCM.

Tập đoàn Berjaya còn đầu tư vào khách sạn và khu nghỉ mát. Berjaya đang nắm quyền kiểm soát 3 khách sạn lớn bao gồm: Khách sạn Intercontinental tại Hà Nội (tỷ lệ sở hữu 75%); Khách sạn Sheraton tại Hà Nội (tỷ lệ sở hữu 70%); Long Beach Resort tại Phú Quốc, Kiên Giang (tỷ lệ sở hữu 70%).

... nhưng kết quả không khả quan

Thế nhưng tình hình kinh doanh của Tập đoàn Berjaya tại thị trường Việt Nam lại không được khả quan dù sở hữu những dự án khủng. Được coi là 'con cưng' của tập đoàn và được quy hoạch long lanh nhưng khu căn hộ và biệt thự thuộc dự án Hanoi Garden City đều không bán được do nằm ở vị trí không thuận lợi. Ngoài ra, dự án khu đô thị Đại học Quốc tế (VIUT) tại Tp.HCM đang đứng trước nguy cơ thu hồi.

Hai dự án "khủng" khác của Tập đoàn Berjaya là Trung tâm Tài chính Việt Nam và dự án khu đô thị Đại học quốc tế Việt Nam đã được UBND Tp.HCM trao Giấy chứng nhận đầu tư từ tháng 2/2008 và tháng 7/2008 hiện vẫn chỉ là những dự án trên giấy.

Ngoại trừ Long Beach Resort (Phú Quốc), mảng kinh doanh khách sạn, khu nghỉ dưỡng của Tập đoàn Berjaya trên thị trường quốc tế (trong đó có cả Việt Nam) đều có kết quả không lạc quan. InterContinental Hanoi Westlake hoạt động tại Việt Nam nhưng không được đánh giá cao so với hoạt động của Long Beach Resort. Theo ban điều hành, tỷ lệ lấp đầy tại khách sạn 5 sao này chưa có nhiều cải thiện. Tỷ lệ lấp đầy chỉ tăng 2,9% lên 64%. Bên cạnh đó, nguồn cung phòng khách sạn cao cấp lại tăng mạnh nên hoạt động của InterContinental Hanoi Westlake ít nhiều bị ảnh hưởng. Trước sự cạnh tranh mạnh mẽ, InterContinental Hanoi Westlake đã phải tìm phương án đối phó bằng cách lên phương án chuyển một phần khách sạn thành căn hộ dịch vụ.

Không dừng lại trong lĩnh vực bất động sản, một dự án xổ số điện toán với hợp đồng trị giá khoảng 210,58 triệu USD và có thời hạn trong vòng 18 năm đã được tập đoàn Berjaya đầu tư vận hành vào đầu năm 2016.