Đo độ dài của thanh kéo rèm vải: thường thì thanh ngang bằng hợp kim nhôm này có độ dài bằng chiều ngang cửa cộng với 20 đến 30cm.
Chiều rộng mảnh vải may rèm:
- Trung bình chiều rộng mảnh vải may rèm sẽ dài gấp 2-2,5 lần độ dài thanh kéo hoặc 2-2,5 lần chiều ngang của rèm thành phẩm.
- Vải nặng, dày và màu tối như nhung, gấm, nỉ… không nhất thiết phải xếp nếp nhiều, chiều rộng vải có thể chỉ gấp 2 lần
- Vải mỏng, nhẹ, sáng màu (voan, đăng ten, lụa) thì độ rộng gấp 1,8 – 2 lần.
Chiều dài mảnh vải may rèm:
- Chiều dài mảnh vải may rèm bằng chiều cao của rèm thành phẩm dự kiến.
Lưu ý:Chừa phần dư để vắt sổ và làm đường may
Ví dụ:
Chiều ngang của cửa sổ là 1m, chiều cao là 1,2m. Cách tính chiều dài và chiều rộng của mảnh vải may rèm như sau:
Chiều dài mảnh vải = chiều cao cửa sổ + mép trên cửa sổ + mép dưới cửa sổ + phần chừa để làm đường may và vắt sổ = 120 + 10 + 20 + 20 = 170 cm
Chiều rộng mảnh vải = (chiều ngang cửa sổ + 20 cm) x 2 + phần chừa để làm đường may và vắt sổ = (100 + 20) x 2 + 10 = 250 cm



2. Cách tính diện tích vải để may rèm cửa (dạng roman hay còn gọi là rèm xếp lớp)
Chiều cao & chiều ngang của rèm thành phẩm
1. Đo lọt lòng:
Chiều ngang: đo đúng chiều ngang khung cửa sau đó trừ ra 2cm.
Chiều cao: đo đúng chiều cao khung cửa, sau đó trừ đi 2cm.
2. Đo phủ bì:
Chiều ngang: đo đúng chiều ngang khung cửa sau đó cộng thêm 10cm
Chiều cao: đo đúng chiều cao khung cửa sau đó cộng thêm từ 30cm đến 50cm.
Chiều dài và chiều rộng của mảnh vải may rèm cửa sổ
Chiều dài và chiều rộng của vải bằng chiều cao và chiều ngang của rèm thành phẩm cộng với phần chừa để làm đường may và vắt sổ.