Nhiều người thường phân vân và tò mò tại sao với một khối bạc lớn lại có thể chế tác thành những chiếc dây chuyền, những chiếc nhẫn nhỏ bé xinh xinh. Thật ra quá trình làm ra một đồ trang sức bằng bạc không hề đơn giản thậm chí rất cầu kì và yêu cầu độ chính xác cao. Ở những nơi khác nhau lại có những bí quyết khác nhau và những nghệ nhân kim hoàn lại có bí quyết tạo ra trang sức bạc nữ hà nội riêng.

1. Phác thảo
Đây là giai đoạn đầu tiên và cũng là gia đoạn quan trọng để hình thành bộ trang sức. Ý tưởng về mẫu trang sức sẽ do phòng thiết kế tạo mẫu đảm trách. Các ý tưởng này sẽ được nhà thiết kế vẽ tay phác thảo trên giấy bằng bút chì hoặc trên phần mềm.
2. Kiểu mẫu
Sau khi được vẽ phác thảo, nhà thiết kế sẽ vẽ lại bằng mô hình 3D và thực hiện các thao tác gắn hột trên mô hình đó. Hoàn thành thao tác gắn hột ta sẽ có được chiếc nhẫn như thật trên mô hình với kích thước, tỷ lệ mà nó sẽ hình thành.
3. Mẫu sáp
Trước tiên, người thợ sẽ vạch dấu trên bề mặt sáp để tạo kích thước và hình dáng tổng thể. Sáp có 2 loại là sáp dạng hình khối và sáp dạng hình trụ. Với trang sức là bông tai, mặt dây chuyền sẽ được sử dụng sáp hình khối, còn là nhẫn hay vòng sẽ dùng sáp hình trụ. Mô hình sáp được chạm, khắc bằng tay hoặc máy tiện loại nhỏ với công suất thấp. Để chạm khắc với tỷ lệ chính xác đòi hỏi người thợ phải có kỹ thuật tốt, tỉ mĩ và kiên nhẫn. Đây là bước cuối cùng để tạo thành khuôn chuẩn cho 1 sản phẩm hoàn chỉnh
4. Cắm cây thông, bơm sáp
Cắm cây thông là trước khi đem đúc các mẫu sáp nhỏ và to được cắm lần lượt từ trên xuống dưới đều nhau trên một ống rót cố định nằm trên một đế cao su.Người ta sẽ đem cây thông này (chưa gắn đế cao su) tính toán trọng lượng kim loại vàng hoặc bạc để đúc. Khi biết được trọng lượng kim loại cần đúc là bao nhiêu thì sẽ ghi lại để làm trọng lượng và giá cả.
5. Đúc
Có trọng lượng kim loại rồi thì người thợ sẽ ước lượng lượng thạch cao cần thiết để đổ khuôn. Cây thông sẽ được đặt trong chén nung đã được đổ đầy thạch cao. Thạch cao khô người ta cho vào lò nung với nhiệt độ khoảng 300 độ C để sáp trong khuôn chảy ra hết. Sáp chảy ra hết lại cho tiếp vào lò nung thạch cao.
6. Đun kim loại
Chén nung có chứa khuôn được đặt lên lò nung trong vài giờ cho đến khi cây thông (gắn mẫu sáp) bị đốt chảy, để lại hốc khuôn rỗng mang hình dạng của cây thông và mẫu sáp. Tiếp đó, kim loại được đun chảy để chuẩn bị đổ vào phần hốc khuôn trống này.
7. Đổ khuôn nhẫn
Tại đây có một máy đổ khuôn trục dọc quay với tốc độ cực nhanh để tạo ra sức nén ly tâm đẩy kim loại lỏng vào chén nung và làm đầy phần hốc khuôn.
8. Cắt thân cây thông ra khỏi sản phẩm thô
Sản phẩm thô được lấy ra khỏi chén nung, vẫn còn dính thạch cao và bị sạm ráp. Phần đúc mang hình cây thông được cắt ra khỏi sản phẩm nhẫn thô và công đoạn hoàn thành bắt đầu.
9. Hoàn thiện sản phẩm thô
Lúc này sản phẩm thô đã được cắt, gọt giũa và đánh bóng để hoàn chỉnh hình dạng của chiếc nhẫn. Đây có thể là công đoạn cuối cùng trong một số quy trình trình chế tác nhẫn, nhưng đối với một số sản phẩm vẫn cần một số công đoạn khác.
10. Gắn đá
Phần thân nhẫn đã được làm xong, các công đoạn chi tiết hơn, như gắn đá và chạm khắc, tiếp tục được thực hiện. Ổ chấu được cắt và rèn để giữ viên đá/kim cương trên nhẫn.
11. Đánh bóng nhẫn
Sau khi gắn đá xong xuôi, tiếp tục công đoạn đánh bóng cuối cùng. Trong công đoạn này, hệ thống máy có bánh quay tốc độ cao và sử dụng một số chất để làm bóng chiếc nhẫn.
12. Kiểm tra chất lượng
Mỗi chiếc nhẫn được kiểm tra chất lượng chặt chẽ để đảm bảo độ chính xác và tay nghề chế tác hoàn hảo. Ở bước này, có thể tiến hành định giá cho chiếc nhẫn.
Tìm hiểu kiểu dáng trang sức bạc nữ Hà Nội
https://quatangthuongyeu.com/bo-trang-suc-bac.html
https://quatangthuongyeu.com/bong-tai-bac.html
Nguồn: Quà tặng thương yêu