Tủ nấu cơm đã trở thành một thiết bị nấu cơm quen thuộc trong mỗi khu bếp công nghiệp, hỗ trợ cho đầu bếp trong việc nấu cơm với số lượng lớn đạt chất lượng ngon. Tuy nhiên, những thói quen sử dụng dưới đây sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của thiết bị đồng thời làm giảm tuổi thọ của tủ nấu cơm.

nhung-thoi-quen-lam-giam-tuoi-tho-tu-nau-com.jpg

1. Không lắp nguồn cấp nước

Tủ nấu cơm làm cơm chín bằng hơi nóng của nước bốc hơi nên luôn cần nước ngập thanh điện trở. Một số khách hàng khi lắp tủ nấu cơm không lắp nguồn cấp nước để nước tự động được cấp vào tủ qua phao cấp nước tự động, thay vào đó họ lại chọn cách cấp nước thủ công. Việc này dễ dẫn đến tình trạng nước bốc hơi cạn quá mức cho phép làm cháy thanh điện trở, làm hỏng thanh điện trở và ảnh hưởng đến quá trình nấu cơm.

2. Không vệ sinh khu vực chứa nước

Khu vực chứa nước là nơi đựng nước, thanh điện trở và phao cấp nước tự động. Trong quá trình sử dụng thì đây là khu vực có nhiều vụn cơm rớt xuống, nếu để lâu không vệ sinh cơm sẽ bám vào thanh điện trở gây cháy. Ngoài ra, nguồn nước không sạch cũng là nguyên nhân làm giảm tuổi thọ của điện trở do các chất cặn trong nước lâu ngày bám vào thanh điện trở.

3. Lắp nguồn điện không phù hợp

Đối với những sản phẩm tủ nấu cơm điện năng suất lớn, từ 12 khay trở lên cần lắp nguồn điện 380V để tủ nấu cơm hoạt động đạt hiệu quả cao nhất. Nếu lắp nguồn điện gia đình hoặc nguồn điện đang sử dụng chập chờn sẽ dễ gây ra tình trạng cơm sống do điện trở không hoạt động ổn định vì nguồn điện yếu.

4. Không thay lớp gioăng cao su

Xung quanh cửa tủ nấu cơm có một lớp gioăng cao su chịu nhiệt để lắp kín các khe hở khi đóng cửa. Theo thời gian lớp gioăng cao su này bị mòn và để hở làm hơi thoát ra ngoài ngày càng nhiều, khiến cho việc nấu cơm lâu hơn, dần dần sẽ làm giảm tuổi thọ của tủ nấu cơm.

5. Dùng hóa chất có tính tẩy rửa sau khi vệ sinh

Nhiều người khi dùng tủ nấu cơm, không vệ sinh thường xuyên nên làm cho các vụn cơm bám dính lâu bên trong tủ rất khó làm sạch. Và để loại bỏ các vết bẩn cứng đầu, họ dùng các hóa chất có tính tẩy rửa mạnh vô tình làm ảnh hưởng đến độ bền của các bộ phận bên trong tủ nấu cơm như thanh điện trở, phao cấp nước tự động, vv.

Trong 5 thói quen làm giảm tuổi thộ của tủ nấu cơm ở trên thì bạn có đang mắc phải thói quen nào không? Nếu có hãy cố gắng tránh mắc phải những thói quen không tốt trên khi sử dụng tủ nấu cơm để đảm bảo độ bền cho thiết bị nhé.