Từ đường là nơi thờ cúng tổ tiên của dòng họ,nơi để con cháu trong dòng tộc hướng về tổ tiên đã sinh thành ra dòng học, nơi thờ cúng tâm linh ý nghĩa nhất trong mỗi gia đình,dòng tộc.
Bộ đồ thờ bằng đồng bày trên bàn thờ họ tạo thêm vẻ đẹp trang nghiêm,ấm cúng hơn với màu đồng hun,màu đồng mắt cua.
Bộ đỉnh ngũ sự mắt cua cao 60cm gồm: 1 đỉnh,2 hạc,2 chân nến phù hợp bàn thờ từ đường 81x197cm
THỜ CÚNG Ở TỪ ĐƯỜNG PHÁI, TỪ ĐƯỜNG CHI VÀ GIA TỪ
TỪ ĐƯỜNG PHÁI, TỪ ĐƯỜNG CHI
Tùy theo đặc điểm tình hình sinh hạ và điều kiện sinh sống, từng Phái, từng Chi thường xây dựng từ đường riêng để thờ vị Cao tổ khai lập ra Phái, hoặc Chi của mình.
Từ đường Phái, từ đường Chi là những từ đường thờ các vị Tổ thuộc các thế hệ sau Thủy tổ, là từ đường trung gian giữa từ đường Thủy tổ và gia từ.
Từ đường Phái, Từ đường Chi có bài vị riêng, biểu thị là nhà thờ riêng của Phái hoặc Chi.
Từ đường Phái, từ đường Chi cũng bố trí 3 hoặc 5 gian thờ nhưng bài vị thờ trong từ đường Phái, từ đường Chi khác với từ đường Thủy tổ.
– Gian giữa: Gian giữa từ đường Phái thờ bài vị ông Tổ đầu Phái; từ đường Chi thờ bài vị ông Tổ đầu Chi.
Bài vị thờ trong từ đường Phái, từ đường Chi khác với từ đường Thủy tổ ở chi tiết là phải ghi hệ thống trực thuộc, và họ tên ông Cao Tổ đứng đầu Phái hoặc Chi.
– Gian đông và gian tây (gian tả và gian hữu): Thờ các ông Tổ qua nhiều đời hữu tự và vô tự của riêng Phái hoặc Chi
Từ đường Phái, Chi cũng thờ “Tả tùng tự, Hữu tùng tự” như từ đường Thủy tổ.
GIA TỪ
Gia từ là nhà thờ của một gia đình. Gia đình thờ cúng trong mối quan hệ 4 đời từ: Tằng tổ trở xuống đến gia chủ.
– Cháu thờ ông bà Cố ghi bài vị là Tằng tổ.
– Cháu thờ ông bà Nội, ghi bài vị Nội tổ.
– Con thờ cha mẹ, ghi bài vị là Phụ mẫu.
Đến khi người con trưởng chết, người cháu trưởng đứng cúng thì phải lập lại hệ thống bài vị trên, tăng thêm một bậc. Lúc đó thần vị Tằng tổ tăng lên bậc Cao tổ. Con cháu chôn hoặc đốt bài vị ông Cao tổ và rước vào thờ trong nhà thờ Thủy tổ, gọi là hợp tự.
Vì vậy, các gia đình chỉ ghi thứ bậc, không ghi tên họ trong bài vị nhằm sử dụng lâu dài mà không trái với luật “Ngũ đại mai thần chủ” vì tên họ đã có trong gia phả đặt trên bàn thờ.
Ở Bắc Bộ và Trung Bộ thường có nhà thờ tộc (gọi là từ đường) thờ cúng Tổ tiên của dòng họ mình. Nam Bộ ít có nhà thờ tộc mà có gia từ, nơi thờ cúng của dòng họ. Gia từ cũng chính là từ đường của người Nam bộ. Gia từ do người con trưởng hoặc đích tôn tiếp quản và tổ chức cúng giỗ theo tài sản ông bà, cha mẹ để lại gọi là thừa tự hương hỏa.

THẤT TỰ, VÔ TỰ, TUYỆT TỰ
Thất tự, vô tự là hiện tượng mất và không có con cháu nối đời do các nguyên nhân sau:
– Thất tự 失 嗣 (Thất 失 : Mất, hết ; Tự 嗣: Nối đời, con cháu tiếp theo) – là hiện tượng mất hoặc hết con cháu nối đời. Trường hợp này xảy ra trong những tình huống:
+ Do hoàn cảnh sinh sống, chiến tranh, mâu thuẫn nội bộ con cháu thất tán nhiều nơi.
+ Bị truy sát đẫm máu vì tranh giành quyền lực, tư thù như trường hợp Nguyễn Trãi thọ án tru di tam tộc; Nguyễn Ánh truy sát hậu duệ nhà Tây Sơn. v.v…
– Vô tự 無 嗣 – là hiện tượng không có con nối đời do không có quan hệ hôn nhân, hoặc bị vô sinh.
– Tuyệt tự 絕 嗣 (Tuyệt 絕: dứt, hết) – là hiện tượng một dòng tộc không còn có bất cứ một ai nối đời. Đây là hiện tượng tiến hóa tự nhiên trong xã hội loài người.
Vô tự, thất tự, tuyệt tự nghĩa là không có con cháu nối đời; không có nghĩa là không có người thờ cúng. Theo lễ tục truyền thống, những người không có con cháu nối đời được thờ cúng nghiêm cẩn tại gia từ và từ đường tộc, thể hiện tính nhân văn sâu sắc trong lễ tục thờ cúng Tổ tiên với những hình thức sau đây:
– Tại từ đường Tộc, Phái, Chi đều có bàn thờ gian phía Trái/Tả thờ bài vị: Lịch đại Cao Tổ vô tự liệt vị (Các vị Tổ không con cháu nối đời trải qua nhiều thế hệ).
Ngoài ra còn thiết trí 2 bàn thờ “Tả tùng tự”, “Hữu tùng tự”.
– Văn cúng cổ truyền thỉnh mời “Chánh” và “Tùng”. Ví dụ: Thỉnh mời ông cố về dự giỗ, viết và đọc:
+ Tằng tổ khảo tỷ tôn linh (Tôn linh Ông bà cố)
+ Tùng: tổ bá, thúc, cô tôn linh (Theo hàng: Ông bà cố bác, Ông bà cố chú, Bà cố cô.)
Phần phối thỉnh luôn luôn có câu:
+ Vô tự tùng tự đồng lai phối hưởng (Người không con cháu nối đời, theo hàng thờ cúng, cùng đến hưởng lễ).
Do vậy, người không có con cháu nối đời được thờ cúng tại gia từ và từ đường các cấp.
Một dòng tộc tuyệt tự là dòng tộc không còn trên thực tế. Ngày trước, một dòng tộc có danh tiếng, có từ đường quy mô thì những giá trị văn hóa, tài sản đó sẽ thành giá trị của cộng đồng làng xã một khi dòng họ đó chuyển sang giai đoạn tuyệt tự. Từ đường vô chủ có thể chuyển dụng thành đình Tiền Hiền, miếu Thổ Thần, trường học; hoặc bị hư sập hoàn toàn, đất vườn dòng tộc trở thành công thổ.
ĐỒ ĐỒNG HOÀNG GIA

do-dong-dai-phat.jpg