Tây y không có thuốc đặc trị bệnh trĩ, có chỉ có thể điều trị bằng phẫu thuật. Khi bị trĩ, người bệnh thường tìm đến các bài thuốc dân gian do người xưa truyền, an toàn, không tái phát mà lại hiệu quả, tiêu trĩ nhanh.
Tuy nhiên, khi chữa trị bằng các bài thuốc dân gian, bạn cần phải kiên trì thì bệnh mới khỏi dứt điểm và triệt để.
===>>> cách chữa trĩ ngoại dân gian
Chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá
Bài thuốc chữa bệnh trĩ từ rau diếp cá rất đơn giản. Tuy nhiên, với bài thuốc này, người bệnh cũng cần phải có lòng kiên trì.

Hàng ngày, ăn sống rau diếp cá thật nhiều. Sau khi rửa sạch, nên ngâm diếp cá vào nước muối loãng khoảng 5 phút, sau đó đưa ra rổ, vẩy khô nước và ăn. Có thể ăn rau diếp cá thay các loại rau khác. Ăn càng nhiều càng tốt. Ngoài ra, bạn có thể uống sinh tố diếp cá, nhưng nếu ăn sẽ tốt hơn vì nó còn có các chất xơ.

Cũng có thể nấu lá diếp cá với nước, dùng nước đó để xông, ngâm, rửa lúc nước còn hơi nóng. Bã diếp cá còn lại thì dịt vào hậu môn.

Với bài thuốc rất đơn giản này từ rau diếp cá, chỉ cần kiên trì, bệnh trĩ của bạn sẽ được chữa khỏi.

Chữa bệnh trĩ bằng cây lá bỏng

Trị chứng trĩ: Dùng 6g lá bỏng, 6g rau sam. Rửa sạch nhai sống hoặc sắc uống. Nếu bị lòi dom và lở hậu môn thì nấu nước bồ kết ngâm rửa hậu môn và giã lá sống đời đắp vào búi trĩ.

Trị chứng đại tiện ra máu: Lấy 30g lá bỏng, 10g cỏ nhọ nồi, 10g ngải cứu (sao cháy), 10g lá trắc bá (sao cháy) sắc lấy nước uống ngày 1 thang.

Chữa bệnh trĩ bằng cây mào gà
Mào gà, thuộc họ Rau dền, cây thảo cao tới 60 – 90 cm, có thân thẳng đứng và phân nhánh, nhẵn. Lá có phiến hình trái xoan, có khi hình ngọn giáo nhọn. Hoa đỏ, vàng và trắng, có cuống rất ngắn. Quả hình trái xoan. Cụm hoa được dùng để làm thuốc. Để chữa bệnh trĩ ông cha ta đưa ra công thức chế biến như sau : Lấy bông mào gà phơi thật khô sau đó tán thành bột. Mỗi ngày uống 3 – 4 lần mỗi lần uống 5 gr với nước trà.

Chữa bệnh trĩ bằng lá vông
Việc điều trị bệnh trĩ hiện nay trong y học hiện đại có thể dùng phương pháp điều trị ngoại khoa, dùng phương pháp phẫu thụât. Trong Y học cổ truyền điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp như: Dùng thuốc bôi, thuốc đắp ngoài, thuốc uống trong hoặc kết hợp các phương pháp với nhau để tăng hiệu quả chữa bệnh. Điều trị bệnh trĩ bằng Y học cổ truyền vừa hiệu quả lại ít tốn kém, thời gian điều trị bệnh nhanh, đồng thời nâng cao sức khoẻ mọi mặt cho người bệnh, điều trị nguyên nhân gây nên bệnh do vậy ít khi tái phát. Tuy vậy cũng có trường hợp phải điều trị kết hợp YHCT với YHHĐ mới có kết quả tốt.

Trong phạm vi bài viết này tôi xin giới thiệu phương pháp chữa bệnh trĩ bằng lá Vông (Vông nem) một phương pháp chữa bệnh đơn giản mà hiệu quả.

Để đưa ra được phương pháp chữa bệnh thích hợp cần thực hiện tốt các bước tứ chẩn. Chú trọng xem thời gian mắc bệnh mới hay đã lâu. Xem búi trĩ ra ngoài dài hay ngắn, màu sắc tươi nhụân hay đen khô, có mắc bệnh khác hay không, xem mạch có kết luận, lựa chọn điều trị.

Phương pháp điều trị:

Điều trị bằng phương pháp dùng thuốc đắp ngoài hoặc kết hợp giữa dùng thuốc đắp ngoài với thuốc uống trong

– Trường hợp dùng thuốc đắp ngoài: Đối với bệnh nhân không bị mắc các chứng khác, có sức khoẻ tốt, màu sắc búi trĩ tươi nhuận, đô dài búi trĩ ra ngoài từ 1 –2 cm. Khi chẩn mạch các bộ mạch bình thường

Phương thuốc:

– Lá vông từ 7 – 9 lá ( Không nên dùng lá non quá hoặc lá già quá, không dùng lá có bệnh như các lá có đốm trắng, các lá có phần bị khô … )

– Dấm thanh: Từ 30 – 40 ml

Cách dùng: – Lá vông rửa sạch bằng nước đun sôi để nguội , sau đó ngâm trong nước muối nhạt khoảng độ 3 phút, vớt ra để ráo nước, giã nhuyễn

– Dấm thanh đun sôi để nguội

Sau đó cho lượng dấm thanh vừa phải vào lá vông đã giã nhuyễn sao cho không nên khô quá mà cũng không nên ướt quá.

Trước khi đắp thuốc bệnh nhân cần được vệ sinh sạch sẽ. Sau đó dùng thuốc đắp vào búi trĩ, dùng băng gạc băng lại. Thời gian đắp từ 3 – 4 tiếng, ngày đắp 3 lần, đắp liên tục trong 3 ngày. Trong thời gian đắp thuốc bệnh nhân cần nằm nghỉ tại chỗ, hạn chế việc đi lại

Trường hợp cần điều trị kết hợp giữa uống thuốc bên trong và đắp thuốc bên ngoài đối với bệnh nhân có kèm theo các chứng bệnh khác: người mệt mỏi, kém ăn, mất ngủ … độ dài búi trĩ lớn hơn 2 cm và cần chẩn mạch để có kết luận dùng những phương thang cho phù hợp.

Tuỳ theo tình hình cụ thể mà có thể sử dụng các bài gia giảm cho phù hợp: Như bài Bổ trung ích khí, Tứ quân bổ khí, Tứ vật bổ huyết, Bát vật, Thập toàn đại bổ, Quy tỳ thang …

Nhìn chung sự vận dụng các bài thuốc phải theo từng trường hợp cụ thể không nên câu nệ và gia giảm cho phù hợp. Mục đích chủ yếu là chữa bệnh liên quan khác và thiết lập lại sự cân bằng âm dương trong cơ thể, bồi dưỡng nâng cao thể lực từ đó củng cố tính ổn định của phương thang thúoc đắp, nâng cao hiệu quả trong điều trị.

Trong khi sử dụng thêm thuốc uống trong, bệnh nhân cần kiêng ăn những thức ăn cay, nóng, rượu bia hoặc các thức ăn làm giảm tác dụng của bài thuốc.
===>>> cách chữa bệnh trĩ ngoại bằng dân gian