1. Khái niệm vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Muốn tiến hành sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp nào cũng cần phải có vốn. Vốn là điều kiện cần thiết, cơ bản với mỗi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh.

Vậy khái niệm vốn kinh doanh là gì?

Đó là lượng tiền vốn nhất định cần thiết ban đầu nhằm đảm bảo cho các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh (mua sắm nguyên vật liệu, trang bị tài sản cố định, trả tiền công cho người lao động …).

Các bài có thể xem thêm:

+ slide cam on
+ lời cảm ơn báo cáo tốt nghiệp

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản hữu hình và tài sản vô hình được đầu tư vào kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. Trong nền kinh tế thị trường, vốn kinh doanh còn được coi là một qũy tiền tệ đặc biệt không thể thiếu của doanh nghiệp.

Tiền được gọi là vốn khi nó thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:

– Một là, tiền đại diện cho một lượng hàng hoá nhất định hay nói cách khác tiền phải được đảm bảo bằng một lượng tài sản có thực.

– Hai là, tiền phải được tích tụ và tập trung một lượng nhất định, đủ để tiến hành kinh doanh.

– Ba là, tiền phải được vận động bằng mục đích sinh lời.

Từ cách định nghĩa này có thể thấy điều kiện 1,2 được coi là điều kiện ràng buộc để trở thành vốn, điều kiện 3 được coi là đặc trưng cơ bản nhất của vốn.Thử hình dung chúng ta có tiền nhưng lượng tiền lớn đó chỉ nằm một chỗ, không vận động quay vòng thì đó chỉ là những đồng tiền “chết”. Theo Mác thì “tiền không tự đẻ ra tiền”.

Một lượng tiền nhất định trở thành vốn chỉ khi nó được vận động và nhằm mục đích sinh lời, tức là cho vay phải có lãi. Các Mác đã khái quát hoá phạm trù vốn qua phạm trù tư bản: “Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư” định nghĩa như vậy đã bao hàm đồng thời bản chất và tác dụng của vốn.

Sau khi nghiên cứu về khái niệm vốn kinh doanh của doanh nghiệp, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về vai trò của vốn kinh doanh và những biện pháp chủ yếu trong việc tạo lập vốn kinh doanh.

2. Vai trò của vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Vốn kinh doanh luôn là điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới thiết bị công nghệ, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp… và vai trò của vốn chỉ được phát huy trên cơ sở thực hành tiết kiệm và hiệu quả.

Do đó doanh nghiệp phải sử dụng hợp lý vốn để tăng vòng quay vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

3. Những biện pháp chủ yếu trong việc tạo lập vốn kinh doanh
– Các biện pháp nhằm huy động vốn từ ngân hàng thương mại

Công ty đã tìm nhiều phương án tìm nguồn vốn trong đó phải kể đến mối quan hệ với ngân hàng thương mại như ngân hàng công thương, ngân hàng đầu tư và phát triển, ngân hàng nông nghiệp…

Chính vì vậy trong thời gian qua nguồn vốn huy động từ các nguồn vay dài hạn và ngắn hạn từ các Ngân hàng của Công ty luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn. Hiện nay, việc cho vay của các tổ chức tín dụng được áp dụng theo quy chế: “Cho vay tín dụng” ban hành theo quyết định số 324/QĐ-NHNH ngày 30/09/1998.

– Các biện pháp khai thác vốn từ nguồn bên trong công ty

Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam phải phụ thuộc nhiều từ nguồn vốn vay ngân hàng, chiếm khoảng 50 – 80% tổng số vốn huy động của các doanh nghiệp. Tuy nhiên phải thừa nhận rằng nguồn vốn có tính chất cố định và thường xuyên ở ngay bên trong doanh nghiệp. Đó là nguồn khấu hao cơ bản và lợi nhuận để lại ý thức được vai trò và tầm quan trọng của 2 nguồn này, trong thời gian vừa qua, công ty đã rất chú trọng và khai thác triệt để nguồn vốn trên.

Nguồn : https://luanvan1080.com/khai-niem-von-kinh-doanh.html