Tại sao Đảng ta lại xác định phát triển nguồn nhân lực gắn với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ là một trong ba khâu đột phá chiến lược?

Các bài viết có thể xem thêm:
+ Cấu trúc bài tiểu luận
+ cách trình bày tiểu luận
+ proposal mẫu

Chúng ta đang sống trong một thời đại với ba đặc điểm kinh tế lớn chi phối sự phát triển của mỗi quốc gia. Đó là: (1) Khoa học công nghệ phát triển rất nhanh, rất mạnh, hơn bất kỳ một thời đại nào trước đó, tạo ra làn sóng công nghiệp hóa lần thứ ba và hình thành nền kinh tế tri thức; (2) Toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, các liên kết kinh tế xuất hiện ngày càng nhiều, thúc đẩy sự phân công lao động ngày càng sâu sắc và hình thành các chuỗi giá trị toàn cầu; cạnh tranh kinh tế diễn ra ngày càng quyết liệt; (3) Tình trạng khan hiếm các loại nguyên liệu, năng lượng do sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên không tái tạo được, đòi hỏi con người phải tìm kiếm các dạng nguyên liệu, năng lượng mới, bảo đảm phát triển bền vững.

Những đặc điểm nêu trên vừa đặt ra yêu cầu vừa tạo điều kiện cho việc thay đổi mô hình phát triển, từ chủ yếu dựa vào tăng vốn đầu tư, khai thác tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực rẻ nhưng chất lượng thấp… sang sự phát triển dựa vào các nhân tố năng suất tổng hợp (khả năng áp dụng các thành tựu mới nhất của khoa học công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực và kỹ năng quản lý hiện đại…) Chìa khóa của sự chuyển đổi, nhân tố trung tâm của quá trình này là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2011 – 2020 xác định: Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao…; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định để cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Đây là khâu quan trọng nhất trong ba khâu đột phá.