1, Thể chế hành chính nhà nước là gì?
Ở Việt Nam, vấn đề thể chế hành chính nhà nước thường được đề cập đến như một nội dung của hành chính công (hay nền hành chính nhà nước).
Trong các giáo trình của Học viện Hành chính quốc gia như đều viết về nền hành chính nhà nước gồm bốn yếu tố cấu thành: thể chế hành chính nhà nước; tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; nhân sự hành chính nhà nước và các nguồn lực vật chất cần thiết cho hoạt động hành chính nhà nước.
Vậy thể chế hành chính nhà nước là gì? Trong các văn bản quản lý nhà nước ở Việt Nam hiện nay, thể chế hành chính nhà nước được hiểu là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý cho hoạt động hành chính nhà nước.

2, Vai trò của thể chế hành chính nhà nước là gì?
Các vai trò cơ bản của thể chế hành chính nhà nước:
– Là cơ sở cho việc xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước
Quyền lực và sự phân chia, phân công thực thi quyền lực đó giữa các cơ quan nhà nước cũng như giữa các cấp chính quyền nhà nước luôn là vấn đề quan trọng cần phải giải quyết một cách khôn khéo và rõ ràng ở mọi quốc gia
Trong Nhà nước hiện đại, Hiến pháp là đạo luật cơ bản, nó xác định những thể thức giành và thực thi quyền lực Nhà nước và quyền lực chính trị. Trong Hiến pháp quy định rõ ràng về thể chế chính trị, bao gồm tổng thể các vấn đề nguồn gốc, chủ thể và cơ chế phân bổ quyền lực giữa các cơ quan, những thể thức liên hệ với nhau trong các mối quan hệ ngang dọc, trên dưới.
– Là cơ sở xác lập nhân sự trong các cơ quan hành chính nhà nước
Yếu tố con người có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong các tổ chức nói chung và trong các cơ quan hành chính nhà nước nói riêng. Con người trong bộ máy Nhà nước có thể được đặt vào những vị trí khác nhau. Về cơ bản có 3 loại vị trí:
+ Nhóm người có quyền ban hành các quyết định quản lý (hay còn gọi là các văn bản pháp luật) mang tính bắt buộc xã hội, cộng đồng phải chấp nhận và thực hiện (đó là công quyền).
+ Nhóm người trong bộ máy Nhà nước chuyên thực hiện chức năng tham mưu cho những nhà lãnh đạo ban hành quyết định.
+ Nhóm người thực thi các văn bản pháp luật, các thể chế và các thủ tục của nền hành chính (công lực).
– Là cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý của nền hành chính Nhà nước
Hoạt động quản lý của các cơ quan Nhà nước chính là sự tác động của quyền lực Nhà nước đến các chủ thể trong xã hội bào gồm: công dân, các tổ chức KT-XH, thể nhân hay pháp nhân, công pháp hay tư pháp. Hoạt động này mang tính cưỡng bức kết hợp với thuyết phục, giáo dục.
Đòi hỏi Hành chính Nhà nước phải hợp pháp, thuyết phục được công dân thực hiện theo.
Xem thêm những tin tức khác của Luận Văn Việt:
+ những nghiên cứu tình huống marketing
+ bản kiểm điểm đảng viên
+ phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế