1/ Khái niệm gian lận và sai sót trong kiểm toán tài chính
Sai sót và gian lận đều là những sai phạm, do vậy bề ngoài chúng có một số điểm tương đồng. Tuy nhiên, về mặt bản chất thì chúng có nhiều điểm khác nhau, và có ảnh hưởng khác nhau tới trách nhiệm của kiểm toán viên. Vì vậy, việc phân biệt hành vi sai sót và gian lận có ý nghĩa quan trọng tới cuộc kiểm toán.
a/ Sai sót
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 240 (VSA 240), sai sót là lỗi không cố ý, có ảnh hưởng tới báo cáo tài chính.
Sai sót thường biểu hiện dưới nhiều hình thức, cụ thể như:
– Lỗi trong quá trình thu thập và xử lý các dữ liệu trong quá trình lập báo cáo tài chính. Ví dụ như: lỗi về tính toán số học, nhầm lẫn, bỏ sót hay hiểu sai sự việc một cách vô tình.
– Lỗi trong quá trình thu thập và xử lý các dữ liệu trong quá trình lập báo cáo tài chính. Ví dụ chất
– Lỗi trong quá trình thu thập và xử lý các dữ liệu trong quá trình lập báo cáo tài chính. Ví dụ – Lỗi trong việc áp dụng các nguyên lý kế toán về đo lường, ghi nhận, phân loại và trình bày và áp dụng sai chế độ kế toán tài chính do thiếu năng lực.

Khái niệm gian lận và sai sót trong kiểm toán tài chính
Hiện tại, chúng tôi đang cung cấp dịch vụ làm luận văn thuê cần thơ, khóa luận tốt nghiệp, đồ án tốt nghiệp, dịch vụ chạy SPSS,… chuyên nghiệp nhất thị trường. Nếu bạn không có thời gian hoàn thành bài luận, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi nhé!
b/ Gian lận
Có nhiều khái niệm tổng quát cũng như chuyên ngành về gian lận.
– Theo hướng dẫn tìm hiểu gian lận của SPASAI ( Hiệp hội các cơ quan kiểm toán tối cao Nam Thái Bình Dương): gian lận là một thuật ngữ chung, bao gồm tất cả các cách mà trí thông minh con người có thể nghĩ ra, được một cá nhân sử dụng để giành lợi thế hơn người bằng việc trình bày không đúng sự thật.
Không có một quy định rõ ràng nào cho việc xác định gian lận vì gian lận bao gồm tất cả các cách bất ngờ, giả dối, xảo quyệt và không công bằng nhằm lừa người khác.
– Theo Văn phòng Kiểm toán quốc gia ở Anh, gian lận có liên quan đến việc sử dụng thủ đoạn lừa gạt để giành được các lợi ích tài chính không công bằng và bất hợp pháp, cũng như là những sai sót cố ý hoặc cố tình bỏ sót một khoản tiền hay các khoản phải công khai trong các chứng từ kế toán hoặc báo cáo tài chính của một chủ thể.
Gian lận cũng bao gồm cả sự ăn cắp cho dù có hay không có các sai sót trên chứng từ kế toán hay báo cáo tài chính.
– Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240 (VSA 240), gian lận là những hành vi cố ý làm sai lệch thông tin kinh tế, tài chính do một hay nhiều người trong Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, các nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện, làm ảnh hưởng tới báo cáo tài chính.
Như vậy, dù định nghĩa theo cách nào thì về bản chất, gian lận là hành vi cố ý lừa dỗi, giấu giếm, xuyên tạc sự thật với mục đích tư lợi. Theo đó ta có thể thấy được các yếu tố cơ bản của gian lận như sau:
– Phải có ít nhất hai bên trong gian lận, có nghĩa là phải có bên thực hiện hành vi gian lận và bên đã hoặc có thể đã phải chịu hậu quả của gian lận.
– Có sai sót trọng yếu hoặc sự trình bày không đúng sự thật được thực hiện một cách cố ý bởi người có hành vi gian lận.
– Phải có sự chủ định của người thực hiện hành vi gian lận rằng sự trình bày sai này sẽ ảnh hưởng tới nạn nhân.
– Nạn nhân phải có quyền hợp pháp để đáp trả lại sự trình bày đó.
– Nhìn chung có sự cố gắng che dấu gian lận.
– Gian lận nhất thiết phải có sự vi phạm tính trung thực.
Xem thêm các tin tức khác:
+ trách nhiệm của kiểm toán viên
+ môi trường vĩ mô trong Marketing