Có lẽ, chúng ta khó có thể hình dung về chất lượng bầu không khí hiện nay. Nấm mốc, bụi bẩn, vi khuẩn cùng vô số các tác nhân khác mà hàng ngày chúng ta đều hít thở. Đó là những tác nhân tiềm ẩn nguy cơ đe dọa đến sức khỏe con người không hề nhỏ. Thống kê từ các chuyên gia trên thế giới khuyến cáo về tình trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam đang trở nên báo động trong những năm gần đây. Ô nhiễm không khí là gì? Nguyên nhân, biện pháp khắc phục?


>> Xem thêm: 4 ngành công nghiệp gây ô nhiễm nguồn nước

Nguyên nhân ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí do yếu tố tự nhiên

Do các hiện tượng tự nhiên gây ra: núi lửa, cháy rừng, bão bụi, hay quá trình phân huỷ, thối rữa xác động – thực vật tự nhiên… Đây là nguyên nhân khách quan nên rất khó dự báo và ngăn chặn.

Ô nhiễm không khí do yếu tố con người

+ Ngành công nghiệp: Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất do con người gây ra. Quá trình gây ô nhiễm là quá trình đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch như than, dầu, khí đốt tạo ra các chất khí độc hại (CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi). Nguồn công nghiệp có nồng độ độc hại cao, tập trung ở một không gian nhỏ, và tùy thuộc vào quy mô sản xuất và nhiên liệu sử dụng thì lượng chất độc hại và loại chất độc hại sẽ khác nhau.


+ Giao thông vận tải: Đây cũng là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí, đặc biệt là ở khu đô thị và khu đông dân cư. Quá trình đốt nhiên liệu động cơ tạo ra các chất khí độc hại làm ảnh hưởng đến không khí như CO2, CO, SO2, NOx, Pb, CH4…

+ Sinh hoạt: Chủ yếu do hoạt động đun nấu sử dụng nhiên liệu tạo ra các khí độc hại gây ô nhiễm cục bộ trong hộ gia đình và các hộ xung quanh.

Trẻ em là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất

Chỉ trong năm 2012 thế giới có 7 triệu trường hợp tử vong do các bệnh liên qua đến ô nhiễm môi trường, chủ yếu là các bệnh về phổi và tim mạch do không khí bị ô nhiễm. Tổ chức Y tế Thế giới cũng cho biết, mỗi năm có đến 2 triệu trẻ em tử vong vì các bệnh bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp, trong đó 60% là do ô nhiễm không khí.

Ngoài ra, trong một báo cáo khác, WHO cũng đưa ra dự tính mỗi năm có khoảng 3-5% trẻ em trên toàn thế giới sinh ra bị khuyết tật bẩm sinh, mà nguyên nhân chính là do ô nhiễm môi trường.


Một nghiên cứu gần đây cho thấy, ô nhiễm môi trường có liên quan trực tiếp đến sự gia tăng bệnh tiểu đường tuýp 2 ở trẻ nhỏ. Để đi đến kết luận này, các nhà khoa học đã phải tiến hành xét nghiệm mẫu máu của 378 trẻ nhỏ 10 tuổi, từ đó phát hiện ra những trẻ sống trong khu vực không khí bị ô nhiễm có nồng độ insulin cao hơn hẳn so với trẻ nhỏ sống ở khu vực ít bị ô nhiễm.

Tóm lại, tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn còn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Hãy hô vang khẩu hiệu "Vì môi trường xanh - sạch - đẹp" và cũng là vì cuộc sống của chính chúng ta cũng như các thế hệ sau.

>> Xem thêm: Một vài loại cây có tiềm lực xử lý ô nhiễm môi trường

Một số phương tiện khắc phục ô nhiễm không khí

- Xử lý khí thải bằng công nghệ sinh học

Với chi phí tương đối thấp, dễ dàng sử dụng và đặc biệt là thân thiên với môi trường. Xử lý khí thải bằng công nghệ sinh học rất thích hợp xử lý các chất khí có mùi hôi và các hợp chất hữu cỡ có nồng độ dễ bay hơi. Phương pháp này hay được áp dụng trong các nhà máy sản xuất thức ăn gia súc…


- Sử dụng máy lọc không khí

Áp dụng các công nghệ hàng đầu thế giới, máy lọc không khí sẽ là giải pháp tuyệt vời giúp gia đình bạn tránh ảnh hưởng từ các tác nhân trên. Đặc biệt là những khu vực đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ ô nhiễm môi trường. Với khả năng lọc sạch không khí, chắc chắn mọi bụi bẩn, vi khuẩn, phấn hoa, nấm mốc hay cả những hạt bụi PM2.5 đều có thể loại bỏ hoàn toàn. Bên cạnh đó, được trang bị màng lọc Hepa có thể giữ lại tới 97.99% các hạt bụi lơ lửng ảnh hưởng đến không gian sống gia đình bạn.