Thuốc 'hiếm', nếu thiếu là do yếu tố thị trường quyết định, bên cạnh cơ chế duyệt dự trù nhỏ giọt, chậm chạp cũng như thiếu các chính sách vĩ mô trong điều hành của Bộ Y tế.
Người phụ nữ chi 1.200 USD lột da mặt trị mụn và nhận cái kết đắng
Thay van tim không cần phẫu thuật: Giải pháp an toàn, bệnh nhân hồi phục nhanh

Tin y tế khác: Hiện nay đã có thuốc điều trị viêm gan C tận gốc đó là thuốc hepcinat LP 400mg. Thuốc điều trị viên gan C khỏi đến 90% chỉ trong 3 tháng, ngoài ra hiện nay có 1 loại thuốc cho bệnh suy tuyến thượng thận rất hiệu quả đó là synacthen. Thuốc Synacthen có 2 loại: Thuốc synacthen Retard 1mg/ml và Thuốc synacthen Depot 1mg/ml
Xung quanh vấn đề “nóng” thiếu thuốc hiếm khiến người dân phải “đỏ mắt” tìm mà một tờ báo nêu ra gần đây, chúng tôi đã trao đổi với các nhà chuyên môn để bạn đọc có cái nhìn tương đối chính xác hơn.

Ba nguyên nhân khiến thuốc trở nên... hiếm
Rõ ràng chuyện thuốc hiếm không phải mới đây, do nghị định mới mà thành hiếm, nó đã tồn tại “xưa nay”. Trước tiên, cần hỏi tại sao hiếm?

Thuoc 'hiem' vi sao hiem?
Theo dược sĩ Nguyễn Văn Vĩnh - Phó giám đốc Bệnh viện (BV) Ung Bướu TP.HCM, phải hiểu thuốc hiếm là thuốc thuộc danh mục thuốc hiếm theo yêu cầu điều trị đã được Bộ Y tế ban hành bằng Quyết định 37 từ năm 2008. Các tiêu chí để xem là thuốc hiếm như không sẵn có ở Việt Nam, chưa có thuốc tương tự đăng ký lưu hành hoặc đã có số đăng ký nhưng các doanh nghiệp không cung ứng hoặc cung ứng không đủ theo yêu cầu điều trị, thuốc được chỉ định cho một số lượng hạn chế bệnh nhân…

Còn theo dược sĩ Đỗ Văn Dũng - Trưởng phòng Nghiệp vụ dược, Sở Y tế TP.HCM, trước hết phải nói thuốc hiếm là một loại thuốc rất cần và trong một số trường hợp cấp cứu là tối cần cho bệnh nhân (BN).

“Có ba nguyên nhân khiến thuốc trở nên hiếm. Một là bệnh lý đặc biệt có nhu cầu dùng thuốc này ít lắm. Thứ hai, hiếm vì đa số các thuốc này rẻ tiền, giá trị kinh tế không cao, ít công ty quan tâm sản xuất, phân phối, kinh doanh. Thứ ba là hạn dùng của thuốc hiếm thường ngắn.

Nguy cơ nhập về mà chỉ giải quyết cho nhu cầu một hai khách hàng đã đặt hàng thì lượng thuốc còn lại vốn dĩ đã phải nhập cho đủ một đơn hàng sẽ tồn kho cho đến lúc hết hạn dùng, doanh nghiệp phải chịu lỗ”, ông Dũng phân tích.

Từ đó dẫn đến thực tế, đa số thuốc hiếm không có số đăng ký (VISA), bởi nhà sản xuất luôn cân nhắc khi xin VISA lưu hành 5 năm ở Việt Nam, vì phải chọn sản phẩm có thị phần lớn, để đủ… “sở hụi”.

Do các “đặc thù” như thế, theo dược sĩ Vĩnh, để giải quyết nhu cầu của người bệnh, từ lâu ngành y tế đã có hướng giải quyết bằng cách cho nhập khẩu quota chuyến theo nhu cầu cụ thể của từng BV. Các thuốc này chỉ được sử dụng tại đúng BV đã đề xuất mà thôi.

Thiếu chính sách phân công trách nhiệm cộng đồng

Tuy nhiên, một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực dược cho biết, trong trách nhiệm của mình, sở Y tế các tỉnh thành chỉ có thể yêu cầu các BV phải có dự trữ, không để thiếu thuốc hiếm. Kế đến, xây dựng nhu cầu, gửi về sở tổng hợp để báo cáo cho các công ty nhập khẩu và Cục Quản lý dược.

Đồng thời, sở có văn bản “nhờ” Bộ Y tế duyệt dự trù nhằm bảo đảm nhu cầu thuốc hiếm cho địa phương. Phần còn lại, việc duyệt dự trù, tiến hành nhập khẩu, phân phối… nằm ngoài tầm của sở.

Sở Y tế địa phương lệ thuộc hoàn toàn trong bối cảnh doanh nghiệp “tính toán” lời lỗ, còn cấp trên thì quản lý theo kiểu duyệt quota hạn chế (?). “Chỉ nên cân nhắc đối với những thuốc hiếm tương đối đặc biệt, chứ còn những thuốc “hiếm phổ biến”, ai cũng biết nó “hiếm” từ xưa đến giờ, biết về chuyên môn, kỹ thuật, tác dụng, dược động học… hết rồi, mà chả hiểu sao Cục Quản lý dược lại duyệt rất chậm và theo kiểu nhỏ giọt. Ví dụ nhu cầu 100.000 viên thì duyệt 20.000 viên”, vị này nêu.
Xem thêm các tin tức khác: Sửa chữa gồ đỗ tại nhà Tuấn Tường rất uy tín và giá cạnh tranh nhất trên thị trường Hà Nội