Đất bãi ven sông Lam thường được trồng nhiều loại cây, thế nhưng, cây gai là giống cây mới được anh Lê Văn Toàn ở xã Lam Sơn (Đô Lương) đưa về trồng cho hiệu quả kinh tế khá, hứa hẹn có sản phẩm phục vụ xuất khẩu.

Nằm gần bờ sông Lam, bãi trồng cây gai của anh Lê Văn Toàn ở xã Lam Sơn (Đô Lương) xanh ngút ngắt. Những thân cây đua nhau vươn lên với cành lá tốt tươi...

Cùng thăm bãi gai, anh Toàn cho hay, trước đây đi làm thuê ở xa quê, năm 2017, nắm bắt được thông tin có chủ trương xây dựng mô hình cây gai xanh tại xã Lam Sơn, anh đã về quê nhận đất để trồng. Ban đầu cũng lưỡng lự, sau nghe đại diện công ty cấp giống cây nói “nếu anh đã trồng nhiều loại cây rồi, giờ trồng cây gai xem có đổi đời không”, vậy là anh quyết định “đánh cược” để mong được đổi đời, có thu nhập nuôi gia đình. Tag: phần mềm pha dung dịch thuỷ canh


Nhận giống cây gai về, anh Toàn quyết định đầu tư trồng 1 ha. Để cải tạo đất, anh mua 10 triệu đồng phân chuồng, 3 triệu đồng vôi bột, cày xới trộn phân và vôi lẫn đều vào đất. Thời điểm xuống giống trồng cây gai là tháng 9/2017. Sau 7 tháng trồng, đến tháng 4/2018, cây cho vụ thu hoạch đầu tiên. Việc thu hoạch cây gai chỉ việc chặt sát gốc, thân cây cho vào máy tuốt lấy vỏ tạo nên những sợi gai; sản phẩm sợi gai được dùng tái tạo thành vải.

Theo anh Toàn, gai là cây dễ trồng, vụ đầu thu hoạch năng suất không được cao do gặp mưa lụt, chỉ đạt gần 2 tạ/ha; nhưng từ vụ thứ 2 trở đi năng suất đạt gấp đôi, xấp xỉ 4 tạ/ha. Từ tháng 4 đến tháng 10 này đã thu hoạch được 4 vụ, chuẩn bị thu hoạch vụ thứ 5 ước đạt 4,5 tạ/ha; tổng 5 vụ thu hoạch đạt khoảng 16 tạ/ha. Tag: phần mềm pha thuốc thuỷ canh

Sản phẩm sợi gai được công ty cung ứng giống thu mua với giá 40.000 đồng/kg; tính ra với 16 tạ sợi gai anh Toàn thu về hơn 60 triệu đồng.

Với đặc tính ưa khí hậu nóng ẩm, cây gai xanh khá phù hợp với khí hậu miền Trung, tuy nhiên là cây ưa nước nhưng lại không chịu được ngập úng dài ngày. Cây gai phát triển rất mạnh, sức sống bền bỉ; sau khi thu hoạch chặt sát gốc, cây mọc lại và cứ sau 45 ngày đã có thể thu hoạch đợt tiếp theo; cây có thể duy trì cho thu hoạch 10 năm liên tục mới phải trồng lại.

Nhận thấy cây gai mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, anh Toàn đã trồng thêm 1 ha. Về giống cây, anh tận dụng tỉa cây con ở những gốc đã trồng trước đây. Việc bứng trồng cũng rất đơn giản; tỷ lệ cây sống gần như 100%. Đến nay 1 ha gai mới trồng đã lên xanh tốt, dự tính cho sản lượng thu hoạch cao ngay từ vụ đầu tiên.


Cây gai là giống cây lần đầu tiên được trồng làm cây lấy sợi trên địa bàn xã. Qua thực tế cho thấy, cây gai của hộ gia đình anh Toàn cho thu nhập khá, được bao tiêu sản phẩm nên tạo sự an tâm cho người trồng. Tag: phần mềm trồng thuỷ canh

Ông Nguyễn Văn Kỳ - Phó Chủ tịch UBND xã Lam Sơn cho biết thêm, từ hiệu quả kinh tế mô hình trồng cây gai của anh Toàn, xã đang có hướng chuyển đổi một số diện tích đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng cây gai để tạo vùng nguyên liệu sản xuất tập trung chuyên canh nâng cao hiệu quả thu nhập trên trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

Được biết, ngoài việc dùng vỏ cây để làm nguyên liệu chính trong sản xuất may mặc và các mặt hàng thời trang cao cấp, hiện cây gai đang được nhiều địa phương ưa chuộng và đặc biệt ở Thanh Hóa đã trồng nhiều để phục vụ xuất khẩu.

Nguồn: baonghean.vn/nong-dan-thu-hon-60-trieu-ha-tu-trong-gai-lay-soi-tren-dat-bai-219611.html