Sunshine City - Năm ngoái, Lazada - công ty con của Alibaba tại Việt Nam - hy vọng thắng lớn với mặt hàng... giấy vệ sinh.

Ở Trung Quốc, giấy vệ sinh là một mặt hàng được mua online phổ biến, và lượng mua thường rất lớn - không khó hiểu với dân số lên tới 1,4 tỷ người. Mỗi lần mua mặt hàng này, đơn hàng của các tòa nhà lớn có thể trị giá tới hàng trăm nghìn USD.



Sunshine City Ciputra - Mua căn hộ chung cư nên mua thời điểm nào

Nhưng thị trường thương mại điện tử của Việt Nam, không giống như Trung Quốc, vẫn còn tương đối non trẻ. Người mua không vội, không mua nhiều như dự kiến, và Lazada chỉ đạt một phần nhỏ so với các mục tiêu ban đầu.

Từ Trung Quốc ra thế giới có dễ?

Tập đoàn Alibaba Group Ltd. từ lâu đã thống trị thị trường mua sắm trực tuyến lớn nhất thế giới - Trung Quốc. Cũng có nhiều dự đoán rằng họ cũng sẽ sớm sẽ chinh phục các thị trường khác, khi đã quá thành công ở trong nước.

Nhưng câu chuyện không đơn giản như vậy. Alibaba, giống như nhiều gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc, nhận ra rằng, từ thị trường nội địa Trung Quốc đến thâu tóm các thị trường nước ngoài, ngay cả là các quốc gia láng giềng, cũng chưa bao giờ là điều đơn giản.

Sunshine City Ciputra - Alibaba xử lý nhiều giao dịch mua sắm hơn bất kỳ công ty nào khác trên thế giới. Trong năm tài chính gần đây nhất - kết thúc vào tháng 3, 654 triệu khách hàng Trung Quốc đã giao dịch 853 tỷ USD hàng hóa. Amazon.com Inc. hay eBay Inc. phải bán hàng năm trời thì mới có được kết quả như vậy.

Công ty báo cáo doanh thu 56,2 tỷ USD trong năm tài chính vừa qua. Trong đó, 36,9 tỷ USD (tương đương 66%) đến từ hoạt động bán lẻ tại Trung Quốc.

Sau khi ra mắt công chúng vào năm 2014, công ty đã quyết định định hướng toàn cầu hóa. Mặc dù đã đầu tư hơn 5 tỷ USD vào Singapore và Ấn Độ, nhưng họ đã rất chật vật. Họ chỉ thu về 2,9 tỷ USD, tương đương 5% doanh thu, từ hoạt động bán lẻ quốc tế trong năm tài chính vừa qua.

Trăn trở nhất về điều đó chính là Daniel Zhang, người sẽ chính thức trở thành chủ tịch mới của Alibaba ngày hôm nay (10/9). Ông Zhang, CEO của Alibaba từ năm 2015, đã trực tiếp giám sát nhiều hoạt động kinh doanh quốc tế của công ty. Không giống như Jack Ma, người khá cởi mở với công chúng và sẵn sàng chia sẻ ý tưởng, các nhân viên của Alibaba nói, ông Zhang là một nhà lãnh đạo trầm lặng, luôn tự đào sâu vào các hoạt động của công ty.

Năm 2016, Jack Ma nói với các nhà đầu tư rằng, Alibaba cần thêm ít nhất 1,2 tỷ người dùng từ bên ngoài Trung Quốc, mục tiêu phục vụ 2 tỷ khách hàng. Một số điểm đến có vẻ rất hứa hẹn, chẳng hạn như AliExpress của Alibaba ở Nga và Brazil. Tuy nhiên, một vài thị trường khác đã bị tụt hậu so với các đối thủ về cả tăng trưởng hoặc quy mô.

Những thách thức của Alibaba ở nước ngoài phản ánh những trở ngại mà các đại gia công nghệ khác của Trung Quốc phải đối mặt khi cạnh tranh với Amazon, Google, cũng như các đối thủ phương Tây khác trên toàn cầu. Nhiều công ty công nghệ Trung Quốc phát triển mạnh tại quê nhà, với những nhân viên sẵn sàng làm việc 9 tiếng một ngày. Chính sách của chính phủ cũng hạn chế cạnh tranh từ nước ngoài.

Nguồn tham khảo bài viết: http://isunshinecity.com/