Dưới đây là một số kinh nghiệm về ưu nhược điểm của các hãng máy lạnh được các kỹ thuật viên chuyên ngành sửa máy lạnh đang làm việc tại Sài Gòn tổng hợp sau một thời gian dài làm việc. Mong rằng bài viết này có thể giúp quý khách hàng có thể sáng suốt đưa ra quyết định chọn mua cho gia đình một chiếc máy lạnh phù hợp với nhu cầu sử dụng với giá cả hợp lý.


Đối với Máy lạnh 1hp Inverter: sử dụng GasR410a
Toshiba đầu bảng cho dòng 1.0HP – 1.5HP – 1.75HP – 2.0HP. Model lần lượt là 10N3CV – 13N3CV – 16SKCV – 18SKCV.
Daikin nhì bảng cho dòng 1.0HP – 1.5HP – 2.0HP. Model lần lượt là FTKS25 – FTKS35 – FTKS50.
Sự lựa chọn hoàn hảo nhất là bạn mua TOSHIBA khi trong đầu bạn đang có suy nghĩ “Tiền không thành vấn đề” (chỉ né riêng mẫu Inverter 1.0HP 10SKCV ra mà thôi, còn mẫu 10N3CV thì ngược lại hoàn toàn hoản hảo.
Đối với máy lạnh Non-Inverter ( không có khả năng tiết kiệm điện ): sử dụng GasR22
Toshiba đầu bảng cho dòng 1.0HP – 1.5HP – 2.0HP – 2.5HP. Model lần lượt là 10N3KPX – 13N3KPX – 18N3KPX – 24SKPX .
Panasonic nhì bảng cho dòng 1.0HP – 1.5HP – 2.0HP – 2.5HP. Model lần lượt là KC9 – KC12 – KC18 – KC24. Tất cả các model có mã đuôi 3 chữ cuối M-N-P đều hoàn toàn tốt như nhau. Riêng có mã Q là 2014 của 2.0HP có UnitOutdoor làm bằng nhôm, loại này không nên mua.
Kết luận: Với dòng máy lạnh Non-Inverter này thì hiệu năng giữa Toshiba và Panasonic là 9 với 10. Về hiệu quả kinh tế dựa theo nhu cầu gia đình thì chọn Panasonic là tối ưu nhất vì 2 lý do:
Hiệu năng và độ bền cao ngang Toshiba.
Giá thành rẻ hơn Toshiba khá đáng kể khoãng 800 -> 1tr5 tùy theo công suất máy.
Mách nhỏ: nếu quý khách xác định mua Toshiba về dòng này thì có thể mua Carrier vì giữa Toshiba và Carrier xác định giống 100% nhau do là dòng hợp tác liên doanh (nên nhớ chỉ với dòng Non-Inverter thôi). Nghĩa là thay vì mua Toshiba bạn mua Carrier sẽ tiết kiệm được vài trăm ngàn cho 1 bộ và chất lượng vẫn không đổi.
Vài nhận xét chi tiết về các thương hiệu máy lạnh


Máy lánh 1.5hp:
Non-Inverter: chạy êm, lạnh nhanh, kiểu dáng của 3 năm liền mẫu M-N-P-Q không khác nhau thứ gì . Nếu xét về chất lượng vật liệu thì mẫu M dẫn đầu, sau đó là 2 mẫu N – P (2 mẫu này ăn bớt 1/2 cái nắp cốp nhựa gắn ở Outdoor). Trình tự Q 2014 – P 2013 – N 2012 – M 2011. Mẫu Q hiện chỉ có hàng Inverter, mẫu này khác mẫu P ở thiết kế UnitOutdoor hoàn toàn . Hiện nay dòng Non-Inverter 2.0HP QKH đã hết thời hoàn kim vì sử dụng vật liệu nhôm thay vì đồng trước đây ở UnitOutdoor, điều này khiến giàn nóng mau bị xì khi tiếp xúc nắng mưa lâu ngày. Tỉ lệ sửa chữa gần như 0% nếu xảy ra sự cố xì xọt (tuổi thọ trung bình 2-3 năm).
Inverter: Chất lượng hiện nay thì đứng đầu là Toshiba. Về Panasonic hơn Daikin ở phần độ ổn định và hiệu năng làm lạnh sâu hơn, tiết kiệm điện hơn. Daikin thì năm nay model FTKS huyền thoại có phần lỗi board mạch hơi nhiều (thấy các model Daikin 2013 gặp lỗi khá nhiều).
Lần lượt các mã model của Panasonic:
KC: dòng máy 1 chiều lạnh Non-Inverter sử dụng GasR22
C: dòng máy 1 chiều lạnh Non-Inverter sử dụng GasR22 có thêm chức năng phát ion giúp bám bụi tốt hơn.
S: dòng máy 1 chiều lạnh Inverter sử dụng GasR410a. Đặc biệt dòng Board này sử dụng điện áp đầu vào 220-240v nên ổn định hơn loại 200-220v.
TS: dòng máy 1 chiều lạnh Inverter sử dụng GasR410a – Model tên gọi mới của năm 2013 . Board mạch sử dụng điện áp nguồn 200-220V (đọc cái này thì thấy hãng nó bớt cái gì rồi đấy).
A: dòng máy lạnh Non-Inverter 2 chiều sử dụng GasR22
E: dòng máy lạnh Inverter 2 chiều sử dụng GasR410a

Non-Inverter: hết thời cho hoàng kim mẫu có đuôi là LV1 . Vật liệu Outdoor mỏng khiến chạy rần và rung khi hoạt động, sẽ ồn nhiều nếu Outdoor để sát tường kế bên.
Inverter: thời hoàng kim Daikin còn tí đỉnh vì món ăn bớt của Daikin ở dòng này là cái bát sắt treo Motor thổi gió ra ở Outdoor quá mỏng. Cho nên khi lắp dòng này chỉ cần để ý lúc chạy có bị cạ lồng hay không là OK. Riêng phần này là con nhà giàu hết hứng thú với Daikin rồi.
Lần lượt các mã model của Daikin:
FTE: dòng máy Non-Inverter 1 chiều lạnh sử dụng GasR22
FTKE hoặc KD: dòng máy 1 chiều lạnh Inverter sử dụng GasR22
FTKS: dòng máy Inverter 1 chiều lạnh sử dụng GasR410a
FTXD: dòng máy Inverter 2 chiều nóng/lạnh sử dụng GasR22
FTXS: dòng máy Inverter 2 chiều nóng/lạnh sử dụng GasR410a
Mã số 25 – 35 – 50 – 60 đằng sau chữ model lần lượt có công suất 1.0HP – 1.5HP – 2.0HP – 2.5HP.
Kết luận: Nếu xác định mua Inverter thì chỉ nên mua dòng sử dụng GasR410a là model FTKS thay vì mua FTKD (Gas22). Do khả năng làm lạnh và tiết kiệm điện của dòng R22 thấp. Tính theo số tiền bỏ ra chênh lệch không đáng nên sự lựa chọn tốt nhất vẫn là FTKS R410a.
Máy lạnh Toshiba:
Non-Inverter: tiền không thành vấn đề sẽ là câu “đam mê sự hoàn hảo”.
Inverter: dòng 1.0HP quá ồn cho mẫu 10SKCV – quá êm cho mẫu N3CV model tuần tự là 10-13-16-18N3CV thì lại cực êm. Thành ra nếu chọn 1.0HP thì không nên lấy Toshiba model 10SKCV mà nên lấy model 10N3CV.
Lần lượt các mã model của Toshiba:
N3KPX: dòng máy lạnh 1 chiều Non-Inverter sử dụng GasR22
N3KCV: dòng máy lạnh 1 chiều Inverter sử dụng GasR410a


May lanh LG: